Liệu pháp Laser cường độ thấp: Kích thích, Điều trị và Phục hồi - Phần 2
Mụn trứng cá
Mụn trứng cá sẽ trải qua 4 giai đoạn chính:
- Tăng sinh nang,
- Tăng tiết bã nhờn do tác động bởi sự tiết hormon androgenic,
- Vi khuẩn Propionibacterium acnes
- Viêm.
Điều trị hiện nay cho mụn trứng cá bao gồm thuốc đường uống và thuốc uống tại chỗ như kháng sinh tại chỗ, retinoid tại chỗ, benzyl peroxid, acid alpha hydroxy, acid salicylic hay acid azaleic.
Mặc dù nhiều phương pháp sẵn có để điều trị mụn trứng cá, nhưng nhiều bệnh nhân vẫn không đáp ứng một cách thoả đáng hoặc xuất hiện các tác dụng phụ.
Liệu pháp quang học (laser)
Liệu pháp quang học (ánh sáng, laser hay liệu pháp quang động lực) được xem xét như một phương thức trị liệu thay thế để điều trị mụn trứng cá và được xem là có ít tác dụng phụ so với các phương thức điều trị khác. Gần đây, liệu pháp quang học với ánh sáng khả kiến (ánh sáng nhìn thấy được như ánh sáng xanh, ánh sáng đỏ và phối hợp 2 loại ánh sáng) bắt đầu được áp dụng trong điều trị mụn.
Sự chuyển hoá của trị liệu quang học : thông qua sự hấp thu ánh sáng (đặc biệt là ánh sáng xanh) bởi Porphyrin do vi khuẩn P. acnes tiết ra và hoạt động như một chất cảm quang nội sinh. Quá trình này gây ra một phản ứng quang hoá và hình thành các gốc tự do phản ứng và các loại oxy đơn trong vi khuẩn làm vi khuẩn P. acnes bị tiêu diệt.
Ánh sáng đỏ được biết có khả năng xâm nhập vào mô khi đem so sánh với ánh sáng xanh. Điều đó chứng minh ánh sáng đỏ có ảnh hưởng đến sự tiết bã nhờn của tuyến bã nhờn và thay đổi trạng thái keratine (lớp sừng). Hơn nữa, ánh sáng đỏ cũng có thể điều biến cytokine từ đại thực bào và các tế bào khác, giúp làm giảm phản ứng viêm. Trong vài nghiên cứu khác cho thấy rằng phối hợp 2 loại ánh sáng xanh và đỏ cho tác động hiệp lực trong điều trị mụn.
Tác động bảo vệ da khỏi sự phá hoại của ánh sáng– Photoprotection
Phơi nhiễm bức xạ UV
Nhiều ý kiến đều đồng ý rằng phơi nhiễm bức xạ UV (bước sóng < 400nm) gây ra hầu hết các tác động huỷ hoại của ánh sáng lên da. Một số khả năng chuyển hoá do tia UV gây ảnh hưởng trên da là huỷ hoại colagen, hình thành các gốc tự do, ức chế DNA sửa chữa và ức chế hệ thống miễn dịch.
Những giải pháp hiện nay để ngăn chặn tác động phá hoại của tia UV :
- Cho da tiếp xúc với mức độ tia UV nhỏ nhất bằng cách tránh phơi nắng hay sử dụng kem chống nắng
- Hiệu quả bảo vệ khỏi ánh sáng của các loại kem bôi tại chỗ cũng có những giới hạn của nó, như hiệu quả của nó bị giảm khi tiếp xúc với nước hay đổ mồ hôi, giới hạn các bước sóng, các tác động độc tính có thể có của các hạt nano trong kem chống nắng, gây dị ứng cho người dùng. Cần đặc biệt chú ý.
- Phơi nhiễm hồng ngoại có tác động chính bảo vệ chống lại sự phá hoại của tia UV lên da bằng các kích hoạt phản ứng bảo vệ hay sửa chữa trên da với bức xạ UV. Dựa trên nghiên cứu và chứng minh của Menezes, Frank.... Chiếu ánh sáng hồng ngoại giúp các tế bào có khả năng chống lại sự phá hoại của tia UV. Ngoài ra, liệu pháp LED cũng rất có hiệu quả, đạt được đáp ứng đáng kể trong việc giảm kích ứng do tia UVB.
Hình 3. Tác động của ánh sáng xanh và đỏ trong điều trị mụn trứng cá
Nguồn: Pinar Avci, MD, Asheesh Gupta, PhD, Magesh Sadasivam, MTech, Daniela Vecchio, PhD, Zeev Pam, MD, Nadav Pam, MD, and Michael R Hamblin, PhD, Low-level laser (light) therapy (LLLT) in skin: stimulating, healing, restoring,2013, 32(1): 41–52.