Liệu pháp Laser cường độ thấp: Kích thích, Điều trị và Phục hồi - Phần 1

Liệu pháp Laser cường độ thấp: Kích thích, Điều trị và Phục hồi - Phần 1

Liệu pháp Laser cường độ thấp: Kích thích, Điều trị và Phục hồi - Phần 1
Laser trị liệu mức độ thấp (Low-level laser (light) therapy - LLLT) là một công nghệ phát triển nhanh được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng yêu cầu kích thích làm lành, giảm đau - kháng viêm và phục hồi chức năng.
Trong da liễu, LLLT có tác dụng có lợi trên các nếp nhăn, sẹo mụn, sẹo lồi và chữa bỏng. LLLT có thể làm giảm sự phá hoại của tia UV trong cả điều trị và dự phòng. Trong bệnh rối loạn sắc tố như bệnh bạch biến, LLLT có thể tăng sắc tố bằng cách kích thích tăng sinh melanocyte và giảm mất sắc tố bằng cách ức chế miễn dịch. Các thể viêm như bệnh vẩy nến và mụn có thể cũng có tác dụng. LLLT có bản chất không xâm lấn và hầu như hoàn toàn không có phản ứng phụ khi thử nghiệm trong da liễu.


 

Hoạt động chuyển hoá của LLLT

Hình 1. Cơ chế chuyển hoá của LLLT
 Laser trị liệu mức độ thấp và hoạt động chuyển hóa của nó
LLLT sử dụng 1 trong 2 loại nguồn sáng: nguồn sáng kết hợp hay nguồn sáng không kết hợp trong đèn filter hoặc đèn diod phát quang (LED) hoặc là sự kết hợp của cả hai.
Ứng dụng y học chính của LLLT là giảm đau và viêmtăng cường sửa chữa tế bào, thúc đẩy tái tạo mô và sợi thần kinh khác nhau, ngăn ngừa tổn thương mô trong các tình huống có khả năng xảy ra.
Trong vài thập kỷ gần đây, liệu pháp laser được sử dụng ngày càng nhiều trong thẩm mỹ, điều trị giảm nếp nhăn, lão hóa da do nắng, và sẹo, là một quá trình làm trẻ hóa làn da. Gần đây hơn, thủ thuật này cũng được dùng trong trị mụn viêm. 
Chuyển hóa liên quan đến quang sinh học bởi LLLT :
          “ Từ quan sát, LLLT có phạm vi tác động rộng trên mức độ phân tử, tế bào và mô. Chuyển hóa sinh học cơ bản sau tác động của LLLT được xem là thông qua sự hấp thu ánh sáng đỏ và ánh sáng cận hồng ngoại của ty thể nhiễm sắc, đặc biệt trong Cytocrom C oxydase (CCO) có trong chuỗi hô hấp ở trong ty thể, và có lẽ cũng bởi những tế bào cảm quang trong màng sinh chất của tế bào. Kết quả là một loạt các phản ứng xảy ra trong ty thể, dẫn đến các quá trình sinh học khác nhau. Đã ghi nhận sự hấp thu quang phổ có chứa các CCO ở dạng oxi hóa khác và đã nhận thấy các hoạt động quang phổ tương tự khác cho đáp ứng sinh học với ánh sáng. Có giả thuyết cho rằng việc hấp thu năng lượng ánh sáng có thể do sự quang dẫn của sự ức chế nitric oxid từ CCO – dẫn đến tăng cường hoạt động của enzym, vận chuyển electron, hô hấp ty thể và sản xuất Adenosine triphosphate (ATP). Mặt khác, LLLT thay đổi trạng thái oxi hóa khử tế bào bằng cách giảm hoạt động dẫn truyền các tín hiệu nội bào, và thay đổi ái lực với yếu tố nhân mã liên quan tới tăng sinh tế bào, khả năng sống sót, sửa chữa và tái tạo mô.

Các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả trị liệu: sự lựa chọn nguồn sáng mức độ không thích hợp, sự chuẩn bị về tình trạng da của bệnh nhân không thích hợp trước khi áp dụng LLLT
 ví dụ: không tẩy trang và mảng dầu trên da có thể gây trở ngại khi nguồn sáng thâm nhập vào, và thất bại trong việc đánh giá sắc tố của da.
Hoạt động chuyển hoá của LLLTQuang trị liệu sử dụng ánh sáng với bước sóng khoảng 390-1100 nm và có thể tiếp tục phát sóng hoặc xung nhịp. Trong các trường hợp bình thường, quang trị liệu thường sử dụng mật độ năng lượng thấp (0.04-50 J/cm2) và mức năng lượng (< 100mW/cm2).
Phục hồi và trẻ hóa làn da
 Da bắt đầu có dấu hiệu lão hóa đầu tiên vào khoảng cuối độ tuổi 20 đầu 30 và thường thể hiện bằng các nếp nhăn, rối loạn sắc tố… và mất độ đàn hồi.
Đặc tính cấp độ tế bào và mô học thông thường là giảm sản lượng collagen, phân mảnh các sợi collagen, chất đàn hồi, thoái hóa sợi elastic, tăng sản sinh men hủy cấu trúc nền (metalloproteinases - MMPs), đặc biệt MMP-1, MMP-2, giãn mạch dưới da và teo lớp biểu bì.
Những tác động của thời gian và môi trường ảnh hưởng đến quá trình lão hóa của da, tuy nhiên, tác động huỷ hoại của ánh sáng (photodamage) có vẻ là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra những thay đổi này.
 

Một số phương thức đã được phát triển để đảo ngược biểu hiện lão hóa do thời gian và ánh sáng lên biểu bì và hạ bì. Đặc điểm chính của hầu hết các phương thức đang loại bỏ lớp biểu bì và kiểm soát các thương tổn trên da để tăng cường tổng hợp collagen sinh học và tái tạo cấu trúc da. Một trong số đó là:  
LED – một nguồn sáng mới không sinh nhiệt, tái tạo da không xâm lấn - đã được chứng minh về hiệu quả cải thiện nếp nhăn và da chảy xệ. Nó không là một hiện tượng mới vì báo cáo đầu tiên về hiệu quả của LLLT trong việc làm tăng lại lượng collagen vào năm 1987.
Tác dụng của LLLT gia tăng sản xuất các tiền collagen, men collagenase, yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi cơ bản (basic fibroblast growth factors – bFGF) và tăng sinh nguyên bào sợi sau khi tiếp xúc với bức xạ laser năng lượng thấp trong cả phòng thí nghiệm và mô tế bào sống ở mô hình động vật. Hơn nữa, LLLT đã thực sự được biết đến làm tăng vi tuần hoàn, tưới máu trên da, thay đổi yếu tố tăng trưởng từ tiểu cầu (platelet-derived growth factor - PDGF), yếu tố tăng trưởng chuyển hóa (transforming growth factor – TGF-β1) và ức chế quá trình tự chết của tế bào.
Ngoài ra cần chú ý đến sự thay đổi giữa các MMPs và chất ức chế mô của nó – TIMPs. TIMPs ức chế hoạt động của các MMP, vì thế chuyển hoá khác để làm tăng lượng colagen có thể thông qua sự cảm ứng của TIMPs. Khi những hoạt động này thực hiện cùng nhau, có thể việc gia tăng sản xuất các IL-1β và TNF- gây ức chế MMPs trong đáp ứng sớm của liệu pháp LED. Điều này có thể loại bỏ các mảnh collagen bị phá hoại bởi ánh sáng để kích hoạt sinh tổng hợp các sợi colagen mới. Sau đó, sự gia tăng lượng TIMPs có thể bảo vệ các colagen được tổng hợp mới khỏi sự phân huỷ protein của MMPs.
-  Trong một nghiên cứu lâm sàng được công bố bởi Weiss và đồng sự, 300 bệnh nhân chỉ nhận liệu pháp LED (590 nm, 0.10 J/cm2) và 600 bệnh nhân nhận liệu pháp LED kết hợp với quy trình trẻ hoá da bằng nhiệt. Đối với các bệnh nhân chỉ nhận liệu pháp làm trẻ hoá da bằng LED, 90% cho biết rằng họ thấy có kết cấu da trở nên mềm hơn và giảm độ nhám, nếp nhăn đáng kể và những thay đổi khó nhận thấy. Ngoài ra, những bệnh nhân nhận điều trị bằng liệu pháp trẻ hoá da bằng Laser sinh nhiệt kèm hoặc không kèm với phương pháp trẻ hoá da bằng LED (n=152) cho biết sự giảm ấn tượng ban đỏ sau điều trị và có sự gia tăng hiệu quả điều trị khi áp dụng cùng với LED. Sự giảm ban đỏ sau điều trị có thể được xem là tác động kháng viêm của LLLT.
-  Một nghiên cứu mù đơn, được tách đôi để tiến hành đánh giá các kết quả của điều trị trên kết cấu da và diện mạo của lão hoá da của từng cá nhân. Sau 12 đợt điều trị bằng LED, ước lượng profilometry cho thấy rằng trong số 90% ứng viên đã giảm độ nhám và rỗ da, 87% ứng viên cho biết rằng họ đã giảm điểm đánh giá mức độ nghiêm trọng của nếp nhăn theo đánh giá của Fitzpatrick.
 

Nguồn: Pinar Avci, MD, Asheesh Gupta, PhD, Magesh Sadasivam, MTech, Daniela Vecchio, PhD, Zeev Pam, MD, Nadav Pam, MD, and Michael R Hamblin, PhD, Low-level laser (light) therapy (LLLT) in skin: stimulating, healing, restoring,2013, 32(1): 41–52.

Quay lại blog
1 trong số 2