Laser trị liệu lạnh là gì?

Laser trị liệu lạnh là gì?

Laser trị liệu lạnh (Cold Laser therapy) là phương pháp trị liệu laser cường độ thấp nhằm kích thích làm lành khi sử dụng ánh sáng cường độ thấp.

Theo kỹ thuật gọi là laser trị liệu “lạnh” vì ánh sáng cường độ thấp không đủ để làm nóng mô của cơ thể. Mức độ của ánh sáng thấp hơn với các dạng trị liệu bằng laser khác, như kiểu laser dùng để phá huỷ các khối u và làm đông tụ mô.

Laser dùng trong phẫu thuật và thẩm mỹ làm nóng các mô được điều trị. Đúng như tên của nó, laser lạnh thì không làm nóng mô.

Laser trị liệu lạnh cũng được gọi là:

• Laser trị liệu cường độ thấp - low-level laser therapy (LLLT)
• Laser trị liệu năng lượng thấp - low-power laser therapy (LPLT)
• Laser kích thích sinh học nhẹ - soft laser biostimulation
• Quang sinh học – photobiomodulation
 
milta laser


Cách Laser trị liệu lạnh hoạt động
 

Trong phương pháp này, những bước sóng khác nhau và đèn chiếu ánh sáng cường độ thấp được chiếu trực tiếp vào vùng mục tiêu. Các mô của cơ thể hấp thu ánh sáng. Ánh sáng đỏ và bức xạ cận hồng ngoại gây ra một đáp ứng, và những tế bào bị hư đáp ứng sinh học bằng cách tái tạo lại tế bào.
 

Mô bề mặt thường được điều trị với bước sóng từ 600 đến 700nm. Để thâm nhập sâu hơn, bước sóng sử dụng từ 780 đến 950nm.
 

Mặc dù bạn sẽ cảm thấy thiết bị chiếu laser chạm vào da bạn, nhưng quá trình này không đau và không xâm lấn. Không gây ra âm thanh, và bạn sẽ không thấy chấn động hay nóng. Mỗi cuộc điều trị thường chỉ mất vài phút.
 

Laser trị liệu lạnh điều trị bệnh gì?
 

Bác sĩ, nha sĩ, bác sĩ vật lý trị liệu và các chuyên gia về y tế khác sử dụng laser trị liệu lạnh trong nhiều trường hợp khác nhau. Mục đích sử dụng chính của liệu pháp này là sửa chữa mô và giảm đau, giảm viêm.
 

Những chấn thương nhỏ hay bong gân
 

Y học thể thao và thực hành vật lý trị liệu thường sử dụng laser trị liệu lạnh để chữa trị các chấn thương nhỏ và bong gân như:

• Bong gân
• Căng cơ
• Viêm gân
• Viêm mũi
• Chấn thương khuỷ tay
• Đau cổ
• Đau lưng dưới
• Đau đầu gối
• Đau liên quan đến co thắt cơ

Nó cũng giúp làm giảm sưng tấy và thúc đẩy làm lành các khớp và mô mềm
 
chan thuong the thao


Kháng viêm

Nha sĩ sử dụng Laser trị liệu lạnh để điều trị viêm mô ở miệng và làm liền vết loét.

Bác sĩ sử dụng nó để điều trị viêm do viêm khớp dạng thấp và các bệnh tự miễn mạn tính khác

Nhức mỏi và đau

Các chuyên khoa về đau áp dụng liệu pháp này để giúp mọi người giảm đau cấp và mạn tính do nhiều nguyên nhân như đau cơ xơ hoá hay hội chứng ống cổ tay.

Tái tạo da

Laser trị liệu lạnh được khuyến khích dùng để tái tạo da. Các bác sĩ da liễu dùng nó để điều trị các vấn đề về da khác nhau, bao gồm:

• Mụn hay sẹo mụn,
• Bệnh vẩy nến
• Bỏng
• Bạch biến
• Phù, hoặc sưng da
• Viêm da và phát ban
• Làm lành tổn thương

Laser trị liệu lạnh cũng được điều trị những tổn thương khó điều trị, bao gồm các vết thương do bệnh đái tháo đường.
 

tai tao da


Châm cứu

Các chuyên gia châm cứu cũng sử dụng liệu pháp này cho khách hàng, những người khó chịu với những cây châm (kim). Các chùm tia laser cường độ thấp có thể kích thích các huyệt vị giống như khi dùng kim châm cứu nhưng nó không xâm lấn vào cơ thể.
 

Những ứng dụng trong tương lai

Các ứng dụng tiềm năng mới của phương pháp này gần như là vô hạn. Các nhà nghiên cứu ứng dụng nó với nhiều hi vọng giúp điều trị nhiều loại bệnh và điều kiện khác nhau như:

• Chấn thương sọ não
• Chấn thương tuỷ sống
• Bệnh Alzheimer
• Bệnh Parkinson

 

Liệu phương pháp này có dành cho bạn?
 

Sử dụng liệu pháp trị liệu laser lạnh đang phát triển trong thực hành y khoa truyến thống hoặc như một phương pháp thay thế. Nó đã được Cục Quản Lý Thực Phẩm Và Dược Phẩm Hoa kỳ  (FDA) chấp thuận cho một số trường hợp. 

Liệu pháp trị liệu laser lạnh được xem là an toàn khi thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ có chứng nhận thực hành. Trường hợp khác, nó cũng không xâm lấn và gây đau. Nó không dùng thuốc hay sự chuẩn bị trước.

Một trong những mặt hạn chế của liệu pháp này là thời gian. Mặc dù mỗi lần điều trị chỉ tốn vài phút, nhưng có thể phải kéo dài cả tháng (với 4 lần điều trị mỗi tuần) trước khi bạn có thể đánh giá hiệu quả điều trị. 

Quay lại blog
1 trong số 2