Liệu pháp ánh sáng hồng ngoại là gì?

Liệu pháp ánh sáng hồng ngoại là gì?

Liệu pháp ánh sáng hồng ngoại
Liệu pháp ánh sáng cận hồng ngoại còn được biết đến bằng nhiều cụm từ như photobiomodulation (PBM)low-level (laser)light therapy (LLLT), liệu pháp ánh sáng đỏ, quang sinh học và sự kích thích ty thể.
Liệu pháp ánh sáng cận hồng ngoại sinh ra nhiệt độ thấp, là loại năng lượng vô hình đi xuyên qua da. Nó được hấp thụ bởi các thụ thể cảm quang trong các tế bào và sau đó đi vào ty thể để khởi động quá trình tạo ra nhiều ATP (adenosine triphosphate) - một hợp chất cung cấp năng lượng của tế bào.
Tại sao liệu pháp hồng ngoại mang lại nhiều lợi ích
Khi sự sản xuất ATP tăng, mức năng lượng của bạn tăng lên. Đồng thời nó đẩy nhanh quá trình tự sửa chữa của các mô. Sự kích thích tế bào ty thể với bước sóng hồng ngoại này tạo cũng ra sự tái sinh tế bào, cải thiện sự trao đổi chất, sự tổng hợp collagen, hóc-môn tăng trưởng của con người, sửa chữa nơ-ron thần kinh, chữa lành vết thương, giảm viêm và nhiều lợi ích nữa.
Với ánh sáng hồng ngoại xa thì không có những đặc tính chữa lành nhiều vì bước sóng này thì không thể xâm nhập đủ sâu qua da như ánh sáng hồng ngoại gần.
Những lợi ích chữa bệnh của liệu pháp ánh sáng hồng ngoại gần
1. Làm sạch sâu và thải độc
Mặc dù ánh sáng cận hồng ngoại sinh ra nhiệt độ thấp nhưng nó có thể làm cơ thể tiết mồ hôi – giúp đào thải các chất độc hóa học, những chất được tích trữ trong các mô.
Việc ra mồ hôi là hoạt động kháng khuẩn tự nhiên, đóng vai trò để ngăn chặn các vi khuẩn có hại, các độc tố, những tế bào chết và các mầm bệnh. Việc này giúp giữ máu của bạn sạch hơn và không nhiễm trùng. Có thể bạn chưa biết da của bạn là cơ quan bài tiết lớn nhất của cơ thể, khi các lỗ chân lông sạch, cơ thể của bạn có thể loại bỏ độc tố tốt hơn.
Khi ánh sáng hấp thu sâu vào bên trong da, nó giúp cải thiện vòng tuần hoàn máu và đào thải các kim loại nặng.
Các nghiên cứu lâm sàng khác chỉ ra rằng những kim loại nặng như thạch tín, ca-di-mi, đồng, chì và thủy ngân được tiết qua da tốt hơn qua nước tiểu. Những nghiên cứu khác cũng cho thấy nồng độ phthalate và BPA được tìm thấy ở mức cao trong mồ hôi chứ không phải là trong nước tiểu hay máu.
Quay lại blog
1 trong số 2