Giảm đau và chữa lành với liệu pháp Laser

Giảm đau và chữa lành với liệu pháp Laser

KHẢ NĂNG GIẢM ĐAU VÀ CHỮA LÀNH TỪ LIỆU PHÁP LASER
Bình luận chuyên môn: Tiến sĩ Bruce Coren, DVM, MS
Tác giả: Christopher Chalk, DC, MPH
Lợi ích từ liệu pháp Laser
 Năng lượng ánh sáng bằng tia laser có thể làm giảm đau, kháng viêm; thúc đẩy tái tạo các mô bị hư hỏng; thư giãn cơ và kích thích phục hồi thần kinh. Những lợi ích nghe có vẻ gượng gạo tuy nhiên từ các nghiên cứu khoa học đã minh chứng rằng những tác dụng đó có xảy ra.
Câu hỏi đặt ra là: "phạm vi gì và điều này có dựa trên bước sóng hay năng lượng?"
 “Bước sóng và mức công suất xác định khả năng của laser xâm nhập vào cơ thể. Khi bạn được chiếu phổ hồng ngoại với bước sóng trên 800nm, năng lượng laser xuyên thấu giống như tia X, nhưng để xâm nhập sâu hơn bạn cần mức năng lượng và công suất đáng kể.” Tiến sĩ Bruce Coren nói với SpineUniverse.
Có 2 loại laser được dùng trong vật lý trị liệu là loại 3 và loại 4.
- “Laser loại 3 có công suất ít hơn 500 mW trong khi loại laser 4 thì cao hơn 500mW”  (theo Tiến sĩ Coren)
- Loại laser 3 thường được biết là laser lạnh (cold laser) và phương pháp trị liệu này có thể được gọi là LLLT hay laser trị liệu cường độ thấp. Trái lại, loại 4 thường gọi là HPLT hay laser trị liệu cường độ cao.
 Tiến sĩ Coren cũng bình luận: "Đa số các vấn đề về cơ xương khớp đáp ứng tốt hơn với công suất cao hơn và liều cao hơn, đó là chức năng của công suất đầu ra và thời gian.” 
Kết quả tốt nhất thu được với laser là mức công suất 30W hoặc hơn. Trong 10 phút điều trị với laser ở mức 30W sẽ tạo ra 18000 joules, giúp giảm đau, kháng viêm và tác dụng làm lành đáng kể.
Đặc điểm của Laser trị liệu công suất cao
 • Giảm đau:  Laser làm giảm độ nhạy của thần kinh bằng cách giảm lượng bradykinin, (một chất hoá học gây đau). Nó thường qua các kênh ion (những cánh cổng của tế bào) và phóng thích endorphin (chất giảm đau tự nhiên của cơ thể) và enkephalin (có liên quan với endorphin) để làm giảm đau. Nó cũng có tác dụng ức chế cơn đau trên các sợi thần kinh.
• Kháng viêm/làm lành:  Laser tăng cường ATP - chất dự trữ năng lượng (ATP viết tắt từ Adenosine triphosphate). Làm tăng năng lượng thúc đẩy quá trình sửa chữa tế bào, Laser cũng làm giãn nở động mạch và tĩnh mạch quanh vùng bị thương để loại bỏ những mảnh tế bào bị hư hại cũng như giúp tăng lượng dinh dưỡng và oxy ở khu vực bị thương.
 • Thúc đẩy sửa chữa mô và tăng trưởng tế bào. Các photon ánh sáng từ laser thâm nhập sâu vào mô và thúc đẩy tái sản xuất và tăng trưởng tế bào. Kết quả của chiếu xạ tia laser, các tế bào của gân, dây chằng, thần kinh và cơ được sửa chữa nhanh hơn.
 • Cải thiện tuần hoàn mạch máu: tia Laser tăng cường sự hình thành các mao dẫn mới trong tế bào hư hỏng, nó đẩy nhanh quá trình chữa lành và liền vết thương nhanh chóng.
 • Điểm kích thích (Trigger point) và châm cứu: Laser có tác dụng riêng trong làm giảm các điểm đau. Nó cũng là một cách hiệu quả của kích thích các huyệt khi cảm thấy khó chịu với các kim châm.
 • Giảm hình thành các mô sợi: Laser trị liệu làm giảm hình thình các mô sẹo sau khi mô bị phá huỷ từ các tổn thương do vận động, những vết đứt, phồng rộp da, đốt hay phẫu thuật.
 • Làm lành vết thương nhanh chóng: Tia laser kích thích hình thành các nút collagen, làm lành những vết thương của các mô bị phá huỷ. Collagen là protein cần thiết được yêu cầu để thay thế các mô cũ hay phục hồi chấn thương. Do đó, tia laser có hiệu quả trên các vết thương mở và bỏng.
 • Kích hoạt tế bào gốc: Laser giúp tăng số lượng tế bào gốc – nhằm tăng cường khả năng làm lành.
 Nơi điều trị và điều kiện trị liệu laser
 Laser trị liệu cường độ cao là cách điều trị thường thấy trong các phòng khám vật lý trị liệu và phương pháp chiropractic (một phương pháp nắn bóp trong lĩnh vực cơ – xương - khớp).
"Tia laser cũng rất hiệu quả với tình trạng viêm, bao gồm bệnh thần kinh ngoại biên, viêm gân, viêm bao hoạt dịch và viêm nang lông. Sự căng thẳng, bong gân và chấn thương do vận động có thành phần gây viêm và có thể được điều trị thành công bằng tia Laser” – ông cho biết. “Không có các tình huống đặc thù cho đáp ứng nhanh chóng với tia laser. Tuy nhiên, một vài bệnh nhân có thể đáp ứng nhanh hơn những người khác trong cùng một điều kiện do khả năng hồi phục của từng các thể khác nhau."
 Laser trị liệu có thể được sử dụng để điều trị đơn thuần hoặc phối hợp với các bài tập phục hồi chức năng. “Bài tập phục hồi chức năng và liệu pháp laser bổ trợ cho nhau rất tốt.” (Tiến sĩ Coren)
Quay lại blog
1 trong số 2