Nhiều nhà nghiên cứu nghĩ rằng họ tìm ra “nguyên lý” của chứng dị ứng điện từ trường (Electromagnetic hypersensitivity – EHS) : dù sự hiện diện của điện từ trường (EMF) nhân tạo là hiện tượng gần đây trong lịch sử của loài người, nhưng các sinh vật, trong một thời gian dài, đã thể hiện các đáp ứng để thích nghi với môi trường bức xạ, bắt đầu với sóng từ mặt trời, phóng xạ từ mặt đất, sóng Schumann (cộng hưởng khí quyển trong ELF – tần số cực kỳ thấp*) do bị kích thích bởi sét…
(*) Tần số cực kỳ thấp – ELF: được dùng để chỉ các bức xạ điện từ (sóng vô tuyến: 3 - 300MHz)
Các nhà nghiên cứu tập trung vào tín hiệu tế bào, với sự chú ý vào các thụ thể trên màng tế bào và ty thể. (Ross Adey, Blackman)
Giáo sư Martin Pall đã chứng minh vai trò của CCVDs (kênh can-xi phụ thuộc điện áp – Xem phần 2 trong phần tham khảo) và đề xuất một mô hình dựa trên vòng nitric oxit để giải thích sự phát triển của các chứng mẫn cảm điện từ. Các mô hình khác được đề xuất. Vai trò của Can-xi và tất cả các nguồn của các phản ứng có thể tạo ra một phần các mô hình khác: thay đổi sự vận chuyển Can-xi có thể được giải thích bằng hiện tượng cộng hưởng cyclotron (xem phần 1 trong phần tham khảo). Chúng tôi đã ghi nhận một số nghiên cứu dựa trên cơ sở không tập trung vào mục tiêu cụ thể về tác động của EMF ở cấp độ sinh học: chúng là các tuyến mồ hôi và cấu trúc của các điện trở nhớ: đó là gì?
Về mặt logic, rào cản đầu tiên giữa cơ thể con người với môi trường là da: cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi da có thể phát triển một hệ thống phát hiện và thích nghi với EMF.
Da có một hệ thống phức tạp để điều biến nhiệt độ gọi là tiết mồ hôi thông qua các tuyến mồ hôi: nhưng nó không chỉ có một chức năng đó: mỗi một ống dẫn mồ hôi được trang bị một hệ thống tinh xảo gọi là một tuyến mồ hôi.
Điện trở nhớ: đó là một ăng-ten xoắn ốc có thể bắt điện trường và điện từ, nó ghi nhớ những sự biến chuyển trong khi tự điều chỉnh sức đề kháng với các từ trường này, chính xác là “nó nhớ và nó điều tiết”. Cơ thể con người bao gồm các tuyến mồ hôi này: có khoảng 700 tuyến trên mỗi cm2 trên lòng bàn tay: vì thế, có 700 ăng-ten xuyên qua độ dày của da thông qua một hệ thống dẫn truyền khác để tham gia vào mạng lưới thần kinh và các mao mạch máu dưới da.
Vì thế một điện trở nhớ sinh học như tuyến mồ hôi, máu (điện trở nhớ trong máu), một vài nơ-ron hay vùng nhạy cảm của một vài loại thực vật phát triển một điện trở “theo những trải nghiệm trong quá khứ của chúng”. Ví dụ, trong trường hợp cây Minosa Pudica, chúng sử dụng các thành phần hoạt tính (Tetraethylammonium chloride) như là một chất ức chế kênh Kali phụ thuộc điện áp.
Đây là điều chúng tôi phải tự hỏi: những điện trở sinh học này là tuyến mồ hôi, những ăng-ten ghi nhớ nhỏ này che phủ lớp hạ bì và điều đó, theo sự phơi nhiễm của chúng ta với EMF, điều chỉnh tính dẫn điện của chính nó, đây sẽ không phải là “một hệ thống tự vệ tự nhiên phức tạp chống lại sự phơi nhiễm điện trường?”
Nhận biết tính nhạy cảm điện trường cao của mô thuộc cây Mimosa Pudica, ông đã tự hỏi liệu cây này có thể thay đổi cho ăng-ten wifi thực sự được không?
Và ông đã thực hiện: ông kết nối cây với thiết bị phát Wifi với bức xạ 2.4Gh: kết quả này chưa đủ thuyết phục, cây này đã chứng minh bản thân nó là một thiết bị truyền tải kém chất lượng.
Nhưng ông đã nhận thấy hiện tượng khác: những cái cây này đã được phơi nhiễm bước sóng này từ thiết bị phát wifi trước đây đã phát triển cơ quan nhạy cảm: chúng cần nhiều tín hiệu ở mức cường độ thấp để phản ứng: cụ thể, những thử nghiệm trước cho thấy rằng cây này đã không bị phơi nhiễm ô nhiễm sóng điện từ (như ở gần bộ phát thiết bị wifi đang hoạt động), nó cần một cường độ ở ngưỡng chắc chắn để phản ứng, nhưng, ngay khi nó bị phơi nhiễm, có những ghi nhận đầu tiên về trải nghiệm của nó và để biến nó thành một thiết bị phát hiện trong tương lai và có thể xác định sau đó với tín hiệu yếu hơn nhiều: hiện tượng này tương tự một các kỳ lạ với định nghĩa về mẫn cảm điện từ.
Sau đó, khám phá ra rằng những điện trở nhớ được phát hiện trên da người với số lượng lớn… Tôi tự hỏi rằng, nếu không có mục đích, các nhà nghiên cứu sẽ không xác định được đây là một cơ chế gây bệnh mà thường cho là “vấn đề về tâm lý”. Mà những cây này thì không có bất kỳ vấn đề gì về tâm lý, và các vấn đề khác…
Ở nghiên cứu khác – “Memristive Model of Amoebia Learning” (xem mục 5 phần tài liệu tham khảo) – đã nhắc chúng tôi về “trí thông minh nguyên thủy” do sự kích thích từ yếu tố môi trường, nơi mà sinh vật đơn bào thúc đẩy sự sinh sản bởi các yếu tố môi trường bằng cách dự đoán sự lặp lại của các hiện tượng này và bằng cách thích ứng sự trao đổi chất của nó theo quan điểm này: một quá trình thực tế của việc học hỏi và dự đoán, chúng tương tự việc tìm thấy tất cả trong mô hình “memristive”.
Bị hấp dẫn bởi các quan điểm này, tôi muốn đào sâu hơn chủ đề này: vì nó tạo ra những ăng-ten nhỏ để bắt, ghi nhớ thông tin và điều chỉnh sự tiếp nhận sóng của các điện trở, cũng thực hiện những thứ khác: chúng cộng hưởng và phát tín hiệu trở lại, điều đó gọi là một tín hiệu hay một một dấu ấn (tín hiệu điện từ).
Những ăng-ten này là các tuyến mồ hôi, chúng gửi trả lại một tín hiệu thường xuyên đến mức các nhà khoa học đã nhận thấy một sự đổi mới thông tin: trong hàng không, để chống lại khủng bố, chúng thường xuyên phát một tần số điện từ trường và chờ "nhận lại”, khá giống cách mà những con dơi làm, và để giải thích vấn đề này cần tùy thuộc vào tín hiệu phản hồi cũng như mức độ căng thẳng của từng người.
Chúng ta đều biết rằng Căng thẳng (stress) có liên quan đến việc tiết mồ hôi (mồ hôi tay…); mặt khác, có sự thay đổi nồng độ muối và sự tiết mồ hôi, mà chính bản thân nó là một “tín hiệu điện từ” của tín hiệu hồi âm (trả về).
(Còn tiếp)
Nguồn:
1 / Cyclotron resonance: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20707641
2/ The NO NO cycle Pr Martin Pall
3/ Alan Cone: https://thewinnower.com/papers/1477-electrical-properties-of-mimosa-pudica-and-its-ability-to-transmit-data-at-2-4-ghz
4/Resonance of sweat ducts: https://www.osapublishing.org/boe/abstract.cfm?uri=boe-9-3-1301
5/ Memristive model of Amoebia learning
Xem tiếp: Da – một bộ phận có khả năng tự điều chỉnh và ghi nhớ điện từ trường - Phần 2