MỐI LIÊN HỆ KHÔNG NGỜ GIỮA Ô NHIỄM KIM LOẠI ĐỘC TÍNH VÀ TỰ KỶ
Theo trường Đại học RUDN
Các nhà nghiên cứu người Nga cùng với các đồng nghiệp quốc tế đã chứng minh rằng môi trường kim loại và ô nhiễm kim loại nặng như Chì, Thủy ngân, Nhôm và Arsen có thể làm tăng hội chứng tự kỷ (Autism spectrum disorders – ASDs) và đã xem xét các cơ chế có thể có khi phơi nhiễm những chất này.
Hội chứng tự kỷ(ASDs) là một nhóm của sự rối loạn phát triển thần kinh mà gây ra các vấn đề trong giao tiếp, xã hội và những các mối quan tâm bị giới hạn. Nó thường xuất hiện ở khoảng 3 tuổi. Hơn 20 năm qua, sự phổ biến của hội chứng ASD đã tăng lên 30% trên toàn cầu mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa đạt được sự nhất chí về nguyên nhân và cơ chế gây bệnh.
Những đột biến gen xảy ra khoảng 7% trên tổng số các ca ASD. Những đột biến này có thể xảy ra dưới tác động của các kim loại độc tính trong những tháng đầu tiên của trước và sau khi sinh, khi mà hệ thần kinh đặc biệt nhạy cảm với độc tính của các chất gây ô nhiễm môi trường. Các giả thuyết này được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu gần đây.
Ví dụ, các nhà khoa học từ trường Đại học RUDN với đồng nghiệp của họ từ Saudi Arabia và Norway đã quan sát thấy sự gia tăng nồng độ của Chì và Thủy ngân có liên quan với sự thiếu hụt nồng độ Selen trong tế bào hồng cầu ở trẻ mắc hội chứng ASD. Trong một nghiên cứu lớn của Hàn Quốc bao gồm 458 các cặp Mẹ - con đã cho thấy rõ mối liên quan từ sự phơi nhiễm Thủy ngân trong thời thơ ấu của trẻ nhỏ và hành vi tự kỷ và lúc 5 tuổi.
Các loại độc tính gây ra ASD
Nhiều người cùng thắc mắc một câu hỏi chung: bằng các nào mà kim loại độc tính gây ra hội chứng ASD?
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học RUDN và Đại học Yaroslavl State, dưới sự hướng dẫn của Prof. Anatoly Skalny cho rằng:
-Cơ chế ban đầu chính của hội chứng ASD là viêm các mô thần kinh não.
- Sau đó là sự liên quan về gia tăng mức độ các Cytokine tiền viêm – dấu hiệu của các phân tử Peptit. Hơn nữa, Arsen phá vỡ chuyển hóa của các dẫn truyền thần kinh và thúc đẩy thay đổi di truyền học biểu sinh (epigenetic*).
- Cuối cùng, nhôm có thể gây rối loại chức năng của các tế bào thần kinh đệm (Glia cells) và các tế bào phụ trợ không phải Nơ-ron (Non-neuronal auxiliary cells) của các mô thần kinh - những chất mà đóng vai trò quan trọng trong chức năng của hệ thần kinh.
Những giả thuyết này được xem xét bởi các kết quả từ các nghiên cứu của bản thân tác giả, chúng chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa mức độ của các chất độc tính trong huyết tương của máu ở trẻ nhỏ mắc hội chứng tự kỷ và các chứng viêm thần kinh.
Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học RUDN đã thắc mắc về sự liên hệ giữa phơi nhiễm 3 kim loại độc tính (Chì, Thủy ngân, Nhôm) và Arsen với hội chứng ASD ở trẻ em. Họ đã công bố 3 quá trình chính, đó là xảy ra dưới sự ảnh hưởng của các kim loại nặng và sự phát triển của bệnh tự kỷ: viêm thần kinh, quá trình Apoptosis và độc tính kích thích.
Các biện pháp phòng ngừa và phương pháp tiếp cận đề làm giảm các nguy cơ mắc hội chứng ASD.
“Thật không may, những phương pháp giải độc kim loại nặng hiện tại không là giảm hội chứng ASD, đặc biệt do hiệu quả của chúng đối với hội chứng ASD chưa được kiểm chứng từ các bằng chứng y học ,” một lưu ý từ đồng tác giả của bài báo này – Ông Alexey A.Tinkov ( Bác sĩ, Tiến sĩ, giảng viên cấp cao của khoa Yếu tố Y học thuộc trường Đại học RUDN).
Trong trường hợp nhiễm độc cấp tính, các tác nhân chelat sử dụng (DMPS, DMSA, CaEDTA và BAL) được đề cập, nhưng trong hội chứng ASD tình trạng quá tải kim loại mạn tính thường gặp hơn.
Trong trường hợp nhiễm độc mạn tính, các kim loại độc tính có thể được đào thải thành công khỏi cơ thể bằng các thực phẩm chức năng. Một số hóa chất thực vật (polyphenol,…) làm giảm lượng nhiễm độc chì. Bằng cách khác, dữ liệu từ phòng thí nghiệm chứng minh rằng thành phần Kẽm và Selen giúp làm giảm đáng kể độc tính của Chì, Arsen và Ca-di-mi (Cadnium).
Các nhà nghiên cứu khuyến nghị sử dụng một phương pháp toàn diện để điều chỉnh sự quá tải kim loại nặng trong hội chứng ADS. Đặc biệt, ngoài việc loại bỏ tiếp xúc với các kim loại nặng, họ còn đề xuất sử dụng các chất chống oxi-hóa và chất kháng viêm, cũng như các thành phần có chứa chất kháng kim loại nặng (Selen, Kẽm) và tuân thủ một chế độ ăn.
Nguồn: Toxic metal pollution linked with development of autism spectrum disorder, by RUDN University