Liệu lượng lớn khoáng chất hỗ trợ làm lành vết thương?
-Theo Mary Ellen Posthauer RDN, CD, LD, FAND-
Khoáng chất là gì?
Khoáng chất là hợp chất vô cơ chỉ chiếm 4% trọng lượng cơ thể nhưng rất cần thiết cho các chức năng chuyển hoá, sức khoẻ của mô và cân bằng dịch của cơ thể.
Những khoáng chất chính (thường gọi là chất điện phân) hiện diện trong cơ thể và đến từ các chế độ ăn uống hợp lí. Khoáng chất chính bao gồm: Canxi, Phốt Pho, Magie, Natri, Clo và Kali.
Việc duy trì cân bằng nội bào và ngoại bào của những khoáng chất này là rất quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng đến với thần kinh và co cơ, pH máu và điều chỉnh thể tích máu, nước của cơ thể.
Ngoài ra, các khoáng chất vi lượng cũng hiện diện trong cơ thể, chúng được cung cấp từ các chế độ ăn uống nhưng với lượng nhỏ hơn so với khoáng chất chính. Sắt, kẽm, đồng là những khoáng vi lượng có liên quan tới chữa lành vết thương.
Sắt
Sắt rất cần thiết cho vận chuyển oxy thông qua huyết sắc tố (hemoglobin) trong dòng máu và qua myoglobin trong cơ. Sắt được tìm thấy chủ yếu trong thịt và sắt non-hem có trong thực vật và ngũ cốc. Tình trạng thiếu sắt xảy ra khi một cá nhân tiêu thụ chế độ ăn nghèo dinh dưỡng trong thời gian dài, chảy máu đường tiêu hoá và có thể do điều kiện y tế yêu cầu lọc máu hoặc hoá trị.
Kẽm
Kẽm chắc chắn là khoáng chất được thảo luận nhiều nhất vì những giả thuyết về ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết loét. Thông thường, có từ 2-4g kẽm phân bố đi khắp cơ thể, chủ yếu là lên não, cơ, xương, thận và gan. Kẽm là khoáng chất phong phú thứ 2 sau sắt và là thành phần cần thiết để tăng trưởng, tăng chức năng miễn dịch, toàn vẹn cho da, cũng như mùi và vị thích hợp.
Trong tế bào máu, kẽm có nhiệm vụ gắn và vận chuyển albumin và transferrin – chất vận chuyển sắt. Lượng khuyến khích của kẽm cho người lớn là 11mg/ngày đối với nam và 8mg/ngày với nữ, dùng trong 2 bữa ăn cùng protein động vật như thịt và hải sản. Liều dùng cao nhất cho người trưởng thành là 40mg/ngày, do đó, khi tiêu thụ lượng kẽm bổ sung cao từ 100-300mg/ngày có thể làm gỉảm hấp thu sắt, đồng và phá vỡ liên kết ngang của collagen và làm chậm liền vết thương.
Kẽm có trong thịt, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm tăng cường.
Đồng
Đồng là khoáng chất phong phú thứ 3 của khoáng vi lượng, nó hiện diện trong mô của cơ thể nhưng được dự trữ ở gan. Lượng đồng trong cơ thể chỉ từ 75 đến 199mg.
Đồng rất quan trọng để duy trì độ bền của da, mạch máu, mô, biểu mô và liên kết trong toàn bộ cơ thể. Cân bằng giữa đồng và kẽm là rất quan trọng vì cả hai loại khoáng chất này đều hấp thu qua ruột non, và liều cao của kẽm bổ sung như kẽm sulfat có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt đồng. Vitamin tổng hợp có khoáng chất thường chứa cả hai loại khoáng chất này nên cần cân bằng liều lượng của chúng.
Nguồn dinh dưỡng cung cấp đồng bao gồm thịt nội tạng, rau xanh lá, hạt và đậu.
Các chuẩn đoán thiếu hụt kẽm
Rất khó để xác định lượng kẽm trong cơ thể, vì kẽm được phân bố khắp cơ thể như một chất cấu thành của protein và acid nucleic. Kẽm trong huyết tương có độ nhạy cùng độ đặc hiệu kém và không thể phản ánh mức độ kẽm thực sự.
Uống lượng kẽm không thích hợp sẽ gây ra kém ngon miệng trong thời gian dài, tổn thương đường tiêu hoá quá mức. Trong nhiều trường hợp thiếu kẽm sẽ gây ra rụng tóc, tiêu chảy, giảm ham muốn, bất lực, tổn thương trên mắt và da.
Vì thế, trừ khi có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ thiếu hụt kẽm hoặc được xác nhận qua vết thương của khách hàng, thì cần cân nhắc trước khi muốn bổ sung kẽm liều cao. Lời khuyên thích hợp là dùng vitamin tổng hợp có chứa khoáng chất để cân bằng dinh dưỡng.